12 cảnh báo của EU đối với nông thủy sản Việt Nam: Làm sao để đảm bảo tiêu chuẩn an toàn?

Giải pháp nào cho xuất khẩu thủy sàn VN

Ngành thủy sản Việt Nam từ lâu đã nổi bật với sản phẩm xuất khẩu phong phú và chất lượng, đặc biệt là đối với các thị trường khó tính như Liên minh Châu Âu (EU). Tuy nhiên, những năm gần đây, đã có nhiều cảnh báo liên quan đến sản phẩm thực phẩm và nông thủy sản Việt Nam không đáp ứng đủ tiêu chuẩn nghiêm ngặt của EU. Cụ thể, vào tháng 2 năm 2025, EU đã gửi tới Việt Nam 12 cảnh báo về các vi phạm trong quy trình sản xuất và xuất khẩu thực phẩm và nông sản. Đặc biệt là  thủy sản, dẫn đến tình trạng thu hồi và thậm chí tiêu hủy các sản phẩm này.

Nguyên nhân các cảnh báo đối với ngành thủy sản Việt Nam

Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra các cảnh báo này là việc các sản phẩm thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của EU. Trong đó, có việc tôm, cá và ốc bươu vi phạm các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. Cụ thể, có trường hợp các doanh nghiệp chưa đăng ký sản phẩm có thành phần thuộc nhóm “thực phẩm mới” theo quy định của EU. Điều này dẫn đến việc thu hồi sản phẩm khỏi thị trường EU.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam gặp thách thức lớn
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam gặp thách thức lớn

Ngoài ra, một số doanh nghiệp còn mắc lỗi trong việc khai báo nguyên liệu không chính xác. Đặc biệt là những nguyên liệu có thể gây dị ứng cho người tiêu dùng. Ví dụ, tôm tẩm bột đông lạnh bị phát hiện không khai báo chất gây dị ứng. Thậm chí, việc sử dụng phụ gia trái phép hoặc vượt quá mức quy định cũng là một trong những lý do khiến các sản phẩm bị xử lý.

Một ví dụ nghiêm trọng là sản phẩm bít tết cá ngừ, khi phát hiện dư lượng acid ascorbic (E300) vượt quá mức cho phép, đã bị EU xử lý nghiêm khắc, làm dấy lên mối lo ngại về việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và uy tín của các sản phẩm thủy sản Việt Nam.

Giải pháp cho ngành thủy sản Việt Nam để tuân thủ tiêu chuẩn EU

Để giải quyết vấn đề trên và duy trì vị thế cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường EU, văn phòng SPS, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam khuyến cáo các doanh nghiệp cần thực hiện một số biện pháp quan trọng:

  • Nắm vững các quy định của EU

    Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các quy định của EU liên quan đến an toàn thực phẩm. Đặc biệt là Quy định (EU) 2015/2283 về thực phẩm mới và danh sách thực phẩm được cấp phép. Việc này giúp doanh nghiệp tránh được các sai sót trong việc đăng ký và xuất khẩu thủy sản. Bên cạnh đó việc tuân thủ quy định lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá nhằm truy xuất nguồn gốc thủy hải sản cũng góp phần thực hiện các yêu cầu của EU.

Bài viết liên quan: IUU tại Việt Nam và quyết tâm loại bỏ tàu cá “3 không”

Thông báo 30/TB-VPCP: Kết luận của Phó Thủ tướng về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Kỳ vọng về thiết bị giám sát hành trình tàu cá đáp ứng Nghị định 37/2024/NĐ-CP

  • Đảm bảo chất lượng và công khai nguyên liệu

    Các doanh nghiệp cần chú trọng đến việc khai báo chính xác nguyên liệu. Đặc biệt là những nguyên liệu có thể gây dị ứng cho người tiêu dùng. Cần kiểm tra và tuân thủ các yêu cầu về ghi nhãn cảnh báo dị ứng theo quy định tại Điều 21 của Quy định (EU) 1169/2011.

Giải pháp nào cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Giải pháp nào cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam
  • Tuân thủ quy định phụ gia và kiểm dịch thú y:

Việt xem xét, sử dụng các chất phụ gia rất quan trong. Chỉ sử dụng các phụ gia nằm trong danh sách cho phép theo quy định của EU. Đồng thời, các doanh nghiệp cần đảm bảo thực hiện đầy đủ quy trình kiểm dịch thú y đối với sản phẩm có thành phần từ động vật.

  • Đảm bảo quy trình sản xuất và vệ sinh an toàn:

Các cơ sở sản xuất cần đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Bao gồm việc kiểm soát dư lượng hóa chất, chất bảo quản,… ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Nhằm tăng uy tín và chất lượng sản phẩm.

  • Thúc đẩy đào tạo và hợp tác:

Các doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chức năng. Liên kết với hiệp hội ngành nghề để được hướng dẫn và cập nhật thường xuyên các quy định mới. Tăng cường tham gia các chương trình đào tạo về tiêu chuẩn quốc tế. Nâng cao nhận thức và khả năng tuân thủ quy định của các doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của việc tuân thủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm

Việc tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng mà còn giúp duy trì uy tín và thương hiệu cho sản phẩm thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế. Ngành thủy sản cần nỗ lực đảm bảo các sản phẩm xuất khẩu đáp ứng đủ yêu cầu của EU. Nhằm tránh những rủi ro về thu hồi và tiêu hủy sản phẩm. Đồng thời mở rộng cơ hội thâm nhập vào các thị trường khó tính khác.

Với sự đồng hành của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp Việt Nam có thể củng cố được vị thế cạnh tranh trong ngành thủy sản toàn cầu. Đồng thời góp phần nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm xuất khẩu của thủy sản Việt Nam.

 

—————————–

CÔNG TY TNHH THÔNG TIN HÀNG HẢI SEACOM
Địa chỉ: Detech Tower Số 8, Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0888454222
Email: seacomcontact@gmail.com
Facebook: Công ty TNHH Thông tin Hàng hải Seacom
Tik Tok: Seacom Communication
Zalo: SEACOM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *